Trong 6 tháng đầu năm 2018, công tác quản lý nhà nước (QLNN) về an toàn thực phẩm (ATTP) trên địa bàn tỉnh Bắc Giang được các cấp uỷ Đảng, các ngành, các địa phương quan tâm chỉ đạo, xây dựng kế hoạch triển khai công tác bảo đảm ATTP năm 2018 và tăng cường chỉ đạo thực hiện trong dịp Tết Nguyên đán, Lễ hội xuân, Tháng hành động vì ATTP năm 2018; tổ chức hội nghị phổ biến, quán triển khai Nghị định số 15/2018/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật ATTP; chỉ đạo triển khai việc điều tra, thống kê, phân loại cơ sở thực phẩm; đẩy mạnh hoạt động quảng bá, xây dựng thương hiệu, giới thiệu sản phẩm thực phẩm của địa phương, nhất là nông sản thực phẩm để cung cấp cho thị trường.

Các ngành, địa phương đã tăng cường tuyên truyền về ATTP thông qua các buổi hội nghị, lễ phát động, nói chuyện, hội thảo, tập huấn, tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng…Đồng thời, các ngành, địa phương cũng đã tích cực triển khai điều tra, phân loại cơ sở thực phẩm; tiến hành kiểm tra thường xuyên và tăng cường trong dịp Tết Nguyên đán, Lễ hội xuân, Tháng hành động…So với cùng kỳ năm 2017, số cơ sở được kiểm tra tăng 585 cơ sở. Công tác phòng chống ngộ độc thực phẩm và dịch bệnh ở người, trên đàn vật nuôi được chủ động thực hiện. Nhờ đó, trong 6 tháng đầu năm không có vụ ngộ độc thực phẩm và dịch bệnh nguy hiểm xảy ra. Nhiều địa phương như: Thành phố Bắc Giang, Việt Yên, Yên Thế… đã tổ chức tập huấn kiến thức, nghiệp vụ quản lý, kiểm tra ATTP cho cán bộ làm công tác ATTP. Bên cạnh đó, công tác QLNN về ATTP cũng còn gặp một số khó khăn như: Kinh phí cho hoạt động truyền thông hạn chế, tuyên truyền bằng hình ảnh trực quan tại khu vực trung tâm, chợ, khu đông dân cư còn ít; lực lượng làm tuyên tuyền viên về ATTP ở cơ sở chưa được đầu tư nhiều về kiến thức. Việc điều tra, phân loại cơ sở thực phẩm, ký cam kết bảo đảm ATTP triển khai còn chậm; một số địa phương còn lúng túng, chưa bám sát nội dung hướng dẫn của BCĐLN tỉnh; chất lượng kiểm tra của cấp xã đối với cơ sở thực phẩm còn hạn chế.
Nhằm phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch năm về lĩnh vực ATTP, trong những tháng cuối năm 2018, các ngành, các địa phương tập trung chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện các kế hoạch, văn bản chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện công tác QLNN về ATTP của UBND tỉnh, BCĐLN về ATTP tỉnh, của địa phương. Trong đó, một số nhiệm vụ cần tập trung chỉ đạo thực hiện như:
UBND các huyện, thành phố cần tiếp tục rà soát, hoàn thành việc tổng hợp kết quả, phân loại (A,B,C), lập sổ theo dõi quản lý cơ sở thực phẩm trên địa bàn. Rà soát, kiện toàn BCĐLN về ATTP, xây dựng quy chế hoạt động và phân công nhiệm vụ thành viên BCĐ theo hướng rõ trách nhiệm để làm cơ sở đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ, nâng cao hiệu quả hoạt động của BCĐ tại các cấp, nhất là cấp xã, phường. Đồng thời, đẩy nhanh tiến độ, chất lượng triển khai thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch về ATTP năm 2018; nhất là chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội và phối hợp vận động, giám sát bảo đảm ATTP của ngành, địa phương; thực hiện tốt việc ký cam kết bảo đảm ATTP của UBND cấp xã, phường với đội nấu cỗ thuê và các gia đình tổ chức tiệc cưới trên địa bàn. Chủ động triển khai các biện pháp phòng ngừa dịch bệnh, sự cố về ATTP trong mùa hè, mùa thu đông; thực hiện đúng thời gian, bảo đảm chất lượng báo cáo định kỳ. UBND xã, phường chủ động phân công cán bộ kiêm nhiệm làm công tác ATTP khi địa phương không có cán bộ khuyến nông, thú y; tránh tình trạng bỏ trống công tác QLNN về ATTP thuộc lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn.
Các sở, ngành, cơ quan thành viên BCĐLN về ATTP tỉnh cần chủ động, tăng cường phối hợp triển khai các hoạt động đảm bảo ATTP trên địa bàn tỉnh. Sở Y tế chủ trì, phối hợp với Sở NN&PTNT triển khai quản lý chất lượng nước sinh hoạt; tổng hợp kết quả điều tra, phân loại cơ sở thực phẩm của toàn tỉnh trước ngày 10/8/2018. Sở NN&PTNT tăng cường giám sát, triển khai việc thống kê, phân loại, kiểm tra cơ sở sản xuất, kinh doanh nông, lâm, thuỷ sản theo quy định; hướng dẫn huyện, thành phố chỉ đạo việc bố trí cán bộ kiêm nhiệm làm công tác ATTP. Đối với Sở Công Thương cần tăng cường tham mưu, triển khai công tác quản lý, phát triển, kiểm soát ATTP đối với các làng nghề; hoạt động sản xuất, kinh doanh rượu thủ công, sản phẩm từ tinh bột như mì, bánh, bún…